SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN

Sáp nhập và mua bán (tiếng Anh là “mergers and acquisitions”, viết tắt là “M&A”) là việc sáp nhập và mua bán các doanh nghiệp trên thị trường. Đây là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định "Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất".

Sáp nhập được định nghĩa là: "Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập".

Các hình thức chủ yếu của M&A bao gồm:

-          Sáp nhập và hợp nhất: sáp nhập là việc nhập công ty này vào công ty khác, khi đó, công ty bị sáp nhập ngừng tồn tại, công ty sáp nhập vẫn còn tồn tại; hợp nhất sẽ tạo ra công ty hoàn toàn mới trên cơ sở hợp nhất các công ty cũ, khi đó, các công ty cũ đều không còn tồn tại;

-          Thâu tóm cổ phần: chủ yếu thể hiện bằng việc công ty này thu gom, mua phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần của các cổ đông công ty khác;

-          Thâu tóm tài sản: là việc các công ty cùng tiến hành thương lượng mua bán một khối lượng tài sản nhất định nào đó trong doanh nghiệp mục tiêu.

Trong đó, hình thức phổ biến nhất trong hoạt động M&A là mua lại cổ phần hoặc mua lại tài sản.

M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,… Mục đích của một thương vụ M&A không đơn thuần chỉ là sở hữu cổ phần, mà nhằm mục đích tham gia và quyết định các vấn đề quan trọng, tác động đến hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị của doanh nghiệp bị sáp nhập/mua lại.

Thông thường, quy trình thực hiện M&A bao gồm các bước sau:

-          Xây dựng kế hoạch và xác định mục tiêu M&A tiềm năng. Chủ doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu rõ ràng của thương vụ, để lựa chọn đối tượng sáp nhập phù hợp.

-          Đánh giá và lựa chọn đối tượng sáp nhập tiềm năng. Với các tiêu chí cụ thể về: lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, tệp khách hàng.

-          Liên hệ để với đối tượng sáp nhập tiềm năng để đánh giá, tiếp nhận thêm thông tin, nhận định đối tượng phù hợp.

-          Phân tích và đánh giá đối tượng, thương vụ sáp nhập. Doanh nghiệp lớn sẽ dựa trên báo cáo tài chính của đối tượng sáp nhập, phân tích và nhận định cơ hội, nhận định mức giá.

-          Tiến tới quá trình đàm phán, đưa ra các đề nghị, điều kiện với doanh nghiệp sáp nhập. Hai công ty sẽ thực hiện nhiều cuộc đàm phán để đưa ra thống nhất cuối cùng.

-          Thẩm định và đánh giá lại giá trị hiện tại của công ty sáp nhập. Doanh nghiệp mua lại cần kiểm tra lại các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, kinh tế, sản xuất, nợ… Để đánh giá và thẩm định lại chắc chắn lựa chọn.

-          Thực hiện hợp đồng mua bán.

-          Thực hiện các nghĩa vụ tài chính của công ty mua lại và công ty sáp nhập. Công ty mua lại sẽ nhận một số cổ phiếu mới trong danh mục mở rộng.

-          Kết thúc quá trình sáp nhập và mua lại. Sau quá trình sáp nhập, 2 công ty, nhóm quản lý sẽ làm việc cùng nhau, dưới sự quản lý của doanh nghiệp mua lại. Phần lớn sẽ đảm bảo, các đơn vị bị sáp nhập vẫn có thể hoạt động như một công ty con bình thường.

Các tin tức khác

Contact Us

©2020 by Goasone