Quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự hay Quản lý nguồn nhân lực là công tác quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào. Các giám đốc, người quản lý muốn vận hành công ty hiệu quả đều cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng quản trị nhân sự hoặc ít nhất là phải xây dựng được một quy trình quản trị nhân sự chi tiết, nghiêm ngặt cho công ty của mình.
Quản trị nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị, bởi con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn, sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản trị.
Theo các định nghĩa chuyên môn, quản trị nhân sự bao gồm nhiều hoạt động và tác vụ khác nhau nhằm mục đích mang lại những giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp. Một số đầu việc chính trong hoạt động quản trị nhân sự có thể kể đến là:
- Phân tích các công việc
- Tuyển dụng nhân viên mới, củng cố đội ngũ nhân viên cũ
- Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên
- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thông qua việc sử dụng hệ thống kích thích vật chất và tinh thần đối với nhân viên.
Vai trò của quản trị nhân sự là gì?
Như chúng tôi đã đề cập, quản trị nhân sự có những ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp. Vậy, những vai trò chính xác của công việc này và những việc làm cụ thể của một người chuyên về nhân sự bao gồm những gì?
Có thể nói, vai trò và chức năng quản trị nguồn nhân sự liên quan đến các công việc hoạch định nhân sự, tuyển mộ, chọn lựa, hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện và phát triển nghề nghiệp của nhân viên.
Quản lý chính sách và đề ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự
Bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà nước qui định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, những người làm quản trị nhân sự còn có trách nhiệm phải đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Tư vấn cho các bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
Một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp có thể có vấn đề nhân viên bỏ việc, bộ phận có tỷ lệ nhân viên vắng mặt cao, bộ phận khác có vấn đề thắc mắc về chế độ phụ cấp… Trong tất cả các vấn đề trên, người phục trách về nhân sự sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận việc giải quyết các vấn đề này
Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho công ty
Một trong các vai trò quan trọng của quản trị nhân sự nữa đó là cung cấp các dịch vụ tuyển dụng, đào tạo và phúc lợi cho các bộ phận khác của công ty.
Quản trị nhân sự bao gồm nhiều hoạt động đa dạng tạo nên giá trị của Công ty
Bộ phận quản trị nhân sự cũng quản lý các chương trình lương, lương bổng, an toàn lao động. Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ nhân viên có hiệu quả, giúp cho các bộ phận khác đánh giá chính xác việc hoàn thành công việc của nhân viên.
Kiểm tra nhân viên
Bộ phận quản trị nhân sự đảm nhận chức năng kiểm tra quan trọng bằng cách giám sát, các bộ phận khác đảm bảo việc thực hiện các chính sách, các chương trình thuộc về nhân sự đã đề ra hay không; kiểm tra các thủ tục, kiểm tra các bộ phận khác đánh giá thành tích nhân viên có đúng không, hay có bỏ sót một phần thành tích nào đó hay không.
những người làm quản trị nhân sự còn có trách nhiệm phải đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Bộ phận này cũng làm nhiệm vụ kiểm tra thông qua việc đo lường, đánh giá, phân tích các đơn khiếu nại, các tai nạn lao động, các kỳ hạn chấm dứt hợp đồng, lý do vắng mặt của nhân viên, các biện pháp kỷ luật, thúc đẩy các bộ phận khác quản trị tài nguyên nhân sự có hiệu quả hơn.
Các cuộc kiểm tra các bộ phận quản trị nhân sự phải được thực hiện bằng văn bản thông báo cho các bộ phận được kiểm tra biết và báo cáo lên nhà quản trị cấp trên của doanh nghiệp.
BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
Đối tượng: Dành cho nhân viên, chuyên viên, giám sát, người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
CHƯƠNG TRÌNH
|
GIÁ TRỊ NHẬN ĐƯỢC
|
1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG KPIs
|
Khóa học nhằm mục đích cung cấp cho học viên:
- Hiểu rõ giá trị của việc quản trị KPI theo BSC
- Xây dựng được bộ KPI của đơn vị, phòng ban và cá nhân từ mục tiêu công ty
- Nắm được nguyên tắc đánh giá KPI
- Vận dụng kết quả đánh giá KPI vào công tác phát triển nguồn nhân lực
|
2. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH LƯƠNG THƯỞNG (LƯƠNG 3P)
|
Khóa học nhằm mục đích cung cấp cho học viên:
- Khái niệm về hệ thống lương 3Ps
- Quy trình xây dựng hệ thống lương 3P
- Xây dựng hệ thống đánh giá công việc
- Xây dựng thang bậc lương theo chức danh công việc (Pay for Position)
- Định mức lương theo năng lực (Pay for Person)
- Định mức thưởng kết quả công việc (Pay for Performance)
- Xây dựng quỹ lương thưởng
- Thực hành: Xây dựng hệ thống đánh giá công việc và thang bậc lương
|
3. XÂY DỰNG BỘ KHUNG NĂNG LỰC (COMPETENCY FRAMEWORK)
|
Khóa học nhằm mục đích cung cấp cho học viên:
- Khái niệm về năng lực
- Mô hình khung năng lực
- Xây dựng khung năng lực
- Xây dựng tự điển năng lực
- Định chuẩn năng lực vị trí công việc
- Ứng dụng của chuẩn năng lực trong quản trị nhân sự
- Thực hành: Xây dựng chuẩn năng lực
|
4. PHỎNG VẤN & TUYỂN DỤNG (TALENT ACQUISITION) |
Khóa học nhằm mục đích cung cấp cho học viên:
- Hiểu tổng quan về phỏng vấn tuyển dụng
- Quy trình phỏng vấn chuyên nghiệp
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn hiệu quả
- Các kỹ năng mềm nâng cao hiệu quả phỏng vấn
- Cách ghi nhận và đánh giá ứng viên sau phỏng vấn
- Thực hiện phỏng vấn chuyên nghiệp
- Những lưu ý trong phỏng vấn tuyển dụng
|
5. XÂY DỰNG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP (CAREER DEVELOPMENT PLAN) |
Khóa học nhằm mục đích cung cấp cho học viên:
- Khái niệm nghề nghiệp, lộ trình phát triển nghề nghiệp
- Thiết lập kế hoạch lộ trình phát triển nghề nghiệp
- Cách kết nối nhu cầu tổ chức với khả năng cá nhân để tạo sự gắn kết
- Lên kế hoạch thu hút được nhân tài cho doanh nghiệp
- Phương pháp cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên
- Phương pháp xây dựng đội ngũ lãnh đạo đa dạng
|
6. XÂY DỰNG HOẠCH ĐỊNH KẾ THỪA (SUCCESSION PLANNING) |
Khóa học nhằm mục đích cung cấp cho học viên:
- Phát triển nhân tài so với phát triển nguồn nhân lực, tiến trình phát triển nhân tài
- Xác định nhu cầu nhân tài trong sơ đồ phát triển công việc, sự nghiệp của công ty
- Đánh giá, xác định và hoạch định nhân sự kế thừa
- Kế hoạch và chương trình phát triển nhân tài
- Theo dõi quá trình phát triển và giữ chân nhân tài
|