XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CƠ BẢN CẦN ĐÁNH GIÁ – BƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Kết quả thực hiện công việc của cá nhân CBNV là khối lượng công việc được hoàn thành tương ứng với chất lượng công việc và thời gian thực hiện cụ thể. Đánh giá kết quả thực hiện công việc là xác định mức độ hoàn thành công việc của tập thể hoặc cá nhân so với các tiêu chuẩn đã đề ra hoặc so sánh với kết quả công việc của các tập thể, cá nhân khác cùng thực hiện công việc.

Kết quả thực hiện công việc của cá nhân CBNV là khối lượng công việc được hoàn thành tương ứng với chất lượng công việc và thời gian thực hiện cụ thể. Đánh giá kết quả thực hiện công việc là xác định mức độ hoàn thành công việc của tập thể hoặc cá nhân so với các tiêu chuẩn đã đề ra hoặc so sánh với kết quả công việc của các tập thể, cá nhân khác cùng thực hiện công việc.

Bước đầu tiên trong quá trình đánh giá, các nhà lãnh đạo cần xác định các lĩnh vực, kỹ năng, kết quả nào cần đánh giá và những yếu tố này liên hệ với việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào. Các mục tiêu đánh giá kết quả thực hiện công việc cần đáp ứng nguyên tắc **SMART**:

**1.** **Cụ thể, chi tiết**: Các tiêu chí cần phải phản ánh được sự khác biệt giữa người thực hiện công việc tốt và người thực hiện công việc không tốt (S).

**2.** **Đo lường được**: Các tiêu chí phải đo lường được và không quá khó khăn trong việc thu thập dữ liệu (M).

**3.** **Phù hợp thực tiễn**: Các tiêu chí thực hiện công việc gắn với kết quả thực tế, khả thi, hợp lý (A).

**4.** **Có thể tin cậy được:** Các tiêu chí đo lường thực hiện công việc phải nhất quán, đáng tin cậy. Những người đánh giá khác nhau cùng xem xét kết quả thực hiện của một nhân viên, thì phải có các kết luận không quá khác nhau về kết quả thực hiện của nhân viên đó (R).

**5.** **Thời gian thực hiện hoàn thành công việc** (T): Tiêu chí đánh giá cần xem xét kết quả hoàn thành công việc tương ứng với thời gian quy định.

Thông thường, những tiêu chí này có thể suy ra từ bảng mô tả công việc và bao gồm cả hai phần: tiêu chuẩn về kết quả thực hiện công việc và tiêu chuẩn hành vi.

Ví dụ, Trưởng phòng Kinh doanh của một Công ty có thể sẽ được đánh giá theo các mục tiêu sau:

**1.** **Kết quả Tài chính:**

· Doanh số bán hàng *(…tỷ đồng*)

· Chi phí bán hàng/doanh số (*…%)*

· Tỷ lệ dư nợ quá hạn/tổng nợ hoặc doanh số (*…%)*

**2.** **Thị trường, khách hàng**

· Doanh số sản phẩm mới/Tổng doanh số (…%)

· Mức độ hài lòng của khách hàng *(…% khách hàng hài lòng)*

· Phát triển mạng lưới đại lý, cửa hàng (*tăng thêm…đại lý cấp 1*)

**3.** **Quy trình nội bộ:**

· Mức độ tuân thủ các quy trình làm việc (*bán hàng, chăm sóc khách hàng,…)* (*số lỗi vi phạm quy trình…)*

· Kết quả báo cáo nghiên cứu thị trường (*kết quả điểm chấm của Giám đốc về chất lượng báo cáo…)*

**4.** **Nhân sự, đào tạo và phát triển:**

· Bảo đảm nhân viên trong phòng có năng lực cần thiết thực hiện công việc *(…% nhân viên đáp ứng yêu cầu năng lực)*

· Phát triển bản thân (*hoàn thành khóa đào tạo…)*

**5. Quy định hành vi**:

· Đảm bảo ngày công

· Tuân thủ Nội quy (*không vi phạm Nội quy, kỷ luật*)

Trong thực tế có rất nhiều phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc khác nhau và không có phương pháp nào được cho là tốt nhất cho tất cả mọi tổ chức. Ngay trong nội bộ một doanh nghiệp, cũng có thể sử dụng các phương pháp khác nhau đối với các bộ phận, đơn vị khác nhau hoặc đối với các nhóm nhân viên thuộc các chức năng khác nhau như bán hàng, sản xuất, tiếp thị, hành chính,…

Sưu tầm

Các tin tức khác

Contact Us

©2020 by Goasone