DOANH NGHIỆP SẼ GẶP BẪY TĂNG TRƯỞNG VÀ BẪY TÀI CHÍNH NẾU KHÔNG SỬ DỤNG BSC TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC ???

BSC (Balanced Scorecard) là Thẻ điểm cân bằng và lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1992 bởi hai Giáo sư Đại học Harvard là Robert S. Kaplan và David Norton với mục đích là thúc đẩy và đo lường hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh. Hay nói cách khác BSC là 4 thẻ trong việc xác lập mục tiêu chiến lược.

BSC (Balanced Scorecard) là Thẻ điểm cân bằng và lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1992 bởi hai Giáo sư Đại học Harvard là Robert S. Kaplan và David Norton với mục đích là thúc đẩy và đo lường hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh. Hay nói cách khác BSC là 4 thẻ trong việc xác lập mục tiêu chiến lược.

Nếu không sử dụng BSC để hoạch định các mục tiêu chiến lược thì doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng hoạch định không cân bằng. Vậy hoạch định chiến lược cân bằng để làm gì?

Hoạch định cân bằng để doanh nghiệp không bị rơi vào “Bẫy”, ví dụ: Bẫy Tài chính và bẫy tăng trưởng: nếu chúng ta không cân bằng thì hoặc nó rơi vào bẫy tăng trưởng, hai là rơi vào bẫy tài chính. Bẫy tăng trưởng có nghĩa là cứ tăng quy mô, cứ tăng cơ sở nhưng không quản được, nó xảy ra việc vỡ hệ thống và chúng ta gọi là Bẫy tăng trưởng.

Bẫy thứ 2 là bẫy Tài chính có nghĩa là Doanh nghiệp cứ vay tiền về, cứ nợ tiền người ta hoặc cứ cho nợ để thúc đẩy doanh thu dẫn đến mất cán cân thanh toán thế là doanh nghiệp dẫn đến bờ vực phá sản lúc nào không hay. Đây là hai bẫy mà doanh nghiệp rất dễ gặp phải.

Vì vậy, doanh nghiệp để hạn chế những vấn đề này và để doanh nghiệp phát triển bền vững thì doanh nghiệp ứng dụng BSC trong hoạch định các mục tiêu chiến lược.

Do vậy, có 3 thứ mà doanh nghiệp nhất định phải làm: Chiến lược Công ty, Chiến lược Tài chính, Chiến lược Nhân sự, những thứ khác có thể xây dựng hoặc có thể không nhưng 3 chiến lược này phải được cùng kết hợp với Chiến lược bán và Chiến lược sản xuất (Chiến lược Kinh doanh) để đạt được mục tiêu xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững qua từng thời kỳ.

Các chiến lược này được xây dựng xuất phát điểm từ những kiến thức nền căn cứ trên 4 thẻ: 1- Tài chính; 2- Khách hàng; 3- Quản trị và Quy trình; 4- Xu hướng (hay Học hỏi và phát triển)

Khi chúng ta hoạch định các mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp 1 năm hay 3 năm thì rất nhiều doanh nghiệp đưa toàn bộ mục tiêu hoạch định nhân sự vào thẻ số 4 thì đó là một sai lầm, vì Học hỏi - phát triển và xu hướng Công ty thì Nhân sự là một thành tố ở trong đó chứ không phải tất cả. Vì vậy, nó còn bao gồm cả: hệ thống thông tin, xu hướng của ngành hàng (trend), ngoài ra còn bao gồm các yếu tố khác nữa chứ không chỉ riêng về nhân sự, vì vậy nếu như hiện nay các doanh nghiệp nào đang ứng dụng BSC trong việc hoạch định các mục tiêu chiến lược mà đưa toàn bộ các chỉ tiêu về nhân sự ở thẻ thứ 4 thì doanh nghiệp đó nên xem xét để xây dựng lại cho phù hợp.

Thẻ khách hàng thể hiện thông tin của thị phần, tỷ lệ tăng trưởng hay tỷ lệ khách hàng trở lại.

Thẻ Tài chính thể hiện tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu chi phí.

Thẻ Quản trị thể hiện: chỉ tiêu đưa ra phải đạt được cả về mặt định tính và định lượng (ví dụ mục tiêu năm nay Công ty đưa ra: nâng cao hoạt động hiệu quả của quản trị và các quy trình trong Quy trình mua hàng và bán hàng, thì khi xây dựng KPI cho việc thực hiện Quy trình mua hàng: Tỷ lệ 100% các giao dịch tuân thủ (đảm bảo về mặt định tính) Chỉ tiêu đảm bảo hạn mức tồn kho và chu trình lưu kho như thế nào? Hạn mức tồn kho không được vượt quá bao nhiêu và chu trình lưu kho không được vượt quá bao nhiêu ngày? (đảm bảo về mặt định lượng) để tránh những tiềm ẩn rủi ro trong việc thực hiện quy trình và hoạt động kiểm soát nội bộ. Đối với Quy trình và quá trình bán hàng được thể hiện: 100% tuân thủ quy trình bán hàng; thời gian phục vụ khách hoặc thời gian hoàn thành một tiến trình cụ thể không vượt quá bao nhiêu?

Trên đây là tư duy để xác lập các nhóm mục tiêu chiến lược khi doanh nghiệp xác lập từng mục tiêu chiến lược theo 4 thẻ cân bằng BSC. Ở góc độ Chiến lược Công ty thì BSC thể hiện như vậy, còn ở góc độ Chiến lược Nhân sự thì 4 thẻ cân bằng BSC thể hiện như thế nào đây?

Goasone rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chia sẻ của các Anh/Chị về lĩnh vực Quản trị nguồn nhân sự liên quan đến chủ đề này để các thành viên thực sự quan tâm đến BSC cùng được học hỏi !

Trân trọng,

Không có mô tả ảnh.

 

Các tin tức khác

Contact Us

©2020 by Goasone