MỘT SỐ LƯU Ý ĐÔÍ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – NÊN BIẾT ĐỂ KHÔNG BỊ VI PHẠM PHÁP LUẬT

Thực trạng hiện nay có nhiều doanh nghiệp SME (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) – đặc biệt là Doanh nghiệp theo mô hình Gia đình khi sử dụng Nhân sự làm việc thì thường không ký kết Hợp đồng lao động. Có những doanh nghiệp khi Người lao động vào làm việc đến 6 tháng – 12 tháng, thậm chí 24 tháng nhưng chưa được Công ty ký Hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật hiện hành, chỉ căn cứ vào thực tế một số lao động được Công ty “ghi nhận” và mong muốn giữ chân nhân sự nên được Công ty ký Hợp đồng lao động để phục vụ đóng Bảo hiểm xã hội, Doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc việc giao kết Hợp đồng lao động khi bắt đầu sử dụng lao động từ những ngày đầu tiên Người lao động vào làm việc tại Doanh nghiệp

MỘT SỐ LƯU Ý ĐÔÍ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – NÊN BIẾT ĐỂ KHÔNG BỊ VI PHẠM PHÁP LUẬT

Thực trạng hiện nay có nhiều doanh nghiệp SME (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) – đặc biệt là Doanh nghiệp theo mô hình Gia đình khi sử dụng Nhân sự làm việc thì thường không ký kết Hợp đồng lao động. Có những doanh nghiệp khi Người lao động vào làm việc đến 6 tháng – 12 tháng, thậm chí 24 tháng nhưng chưa được Công ty ký Hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật hiện hành, chỉ căn cứ vào thực tế một số lao động được Công ty “ghi nhận” và mong muốn giữ chân nhân sự nên được Công ty ký Hợp đồng lao động để phục vụ đóng Bảo hiểm xã hội, Doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc việc giao kết Hợp đồng lao động khi bắt đầu sử dụng lao động từ những ngày đầu tiên Người lao động vào làm việc tại Doanh nghiệp, bằng cách thông qua các hình thức ký kết Hợp đồng lao động như: Hợp đồng lao động thử việc, Hợp đồng lao động chính thức (Hợp đồng lao động có xác định thời hạn, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn).

Khi làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, giữa người lao động và bên sử dụng lao động cần ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) để làm bằng chứng đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan. Vậy quy định về Hợp đồng lao động năm 2023 theo Bộ luật Lao động 2019 như thế nào? Và một vài lưu ý đối với Người lao động khi thực hiện ký kết hợp đồng ra sao, các Anh/Chị vui lòng tham khảo nội dung dưới đây.

1. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG LÀ GÌ?

Theo wikipedia - Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội.

Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ tiến hành làm thủ tục kiện ra Cơ quan pháp luật có thẩm quyền và bên thua kiện sẽ chịu mọi phí tổn.

Quy định tại Điều 13, Bộ luật Lao động 2019 cũng đã chỉ rõ khái niệm Hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Theo đó, HĐLĐ mang tính chất thỏa thuận giữa Người sử dụng lao động và Người lao động, trong đó Người sử dụng lao động có trả công, tiền lương cho Người lao động. Các văn bản dù không đặt tên là HĐLĐ tuy nhiên có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và có sự quản lý, giám sát, điều hành của Người sử dụng lao động thì thỏa thuận đó cũng được coi là Hợp đồng Lao động hợp lệ.

Trước khi nhận Người lao động vào làm việc thì Người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết HĐLĐ với Người lao động. Điều này đảm bảo việc cả Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện hợp đồng theo những gì đã thỏa thuận và nhận được sự đồng thuận của cả hai bên.

2. NGUYÊN TẮC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Nguyên tắc giao kết HĐLĐ: Người lao động và Người sử dụng lao động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Các bên có thể tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Hình thức của HĐLĐ: Hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản, được làm thành 2 bản mỗi bên sẽ giữ 01 bản.

Hợp đồng lao động có thể là hợp đồng giấy, hợp đồng điện tử (giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu) hoặc hợp đồng miệng (bằng lời nói).

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG BẰNG LỜI NÓI ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Theo Bộ luật Lao động 2019, Hợp đồng lao động bằng lời nói (hợp đồng miệng) chỉ áp dụng khi thời hạn hợp đồng dưới 01 tháng trừ các trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, bao gồm:

- Công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng với nhóm lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.

- Người lao động là người khuyết tật.

3. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 

Để trả lời cho câu hỏi: có mấy loại hợp đồng lao động? căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 20, Bộ luật Lao động năm 2019 mới nhất áp dụng kể từ năm 2021 thì hiện nay khi giao kết hợp đồng Người lao động chỉ được giao kết hợp đồng theo 02 loại gồm:

1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Người lao động và người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào trường hợp cụ thể để ký kết HĐLĐ. Trong trường hợp người lao động làm việc dưới 03 năm thì nên ký kết hợp đồng xác định thời hạn.

Lưu ý: Từ 2021 trở đi sẽ không còn Hợp đồng theo mùa vụ và Hợp đồng làm việc theo 1 công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Trong trường hợp muốn ký HĐLĐ ngắn hạn với Người lao động các bên sẽ sử dụng loại hợp đồng có thời hạn.

4. NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Hợp đồng lao động giữa các đối tượng, vị trí làm việc khác nhau có thể khác nhau và giao kết dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 21, Bộ luật lao động, HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

1.  Thông tin của người sử dụng lao động: Tên, địa chỉ, chức danh của người sử dụng lao động, người giao kết HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động;

2.  Thông tin của người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu;

3.  Công việc và địa điểm làm việc;

4.  Thời hạn của hợp đồng;

5.  Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

6.  Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

7.  Chế độ nâng bậc, nâng lương;

8.  Chế độ đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

Ngoài ra nội dung HĐLĐ ở các vị trí và công việc đặc biệt cần có thêm các nội dung:

·  Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

·  Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

5. BẢY (07) LƯU Ý KHI KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Từ 2021, Người lao động khi tham gia giao kết hợp đồng thử việc/lao động cần lưu ý các vấn đề sau:

1 - Thời gian thử việc tối đaThời gian thử việc không quá 180 ngày đối với người quản lý doanh nghiệp, tối đa là 60 ngày đối với trình độ từ Cao đẳng trở lên; 30 ngày đối với trình độ trung cấp; 6 ngày đối với các công việc khác.

Người lao động chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc và không áp dụng thử việc đối với Hợp đồng lao động dưới 1 tháng.

2 - Lương thử việc: Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức. Sau khi đạt yêu cầu người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết HĐLĐ ngay.

3 - Lương chính thứcLương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng

4 - Về giấy tờ tùy thân/văn bằng/chứng chỉ: Đơn vị/doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

5 - Tiền lương làm thêm giờNếu hợp đồng quy định làm thêm giờ cần xem xét rõ thời gian làm thêm giờ, mức lương làm thêm giờ theo Bộ luật lao động hiện hành.

6 - Quy định về nghỉ Lễ Tết1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép

7 - Các trường hợp phạt vi phạm hợp đồngNắm rõ các trường hợp phạt hợp đồng và mức phạt.

Ngoài các nội dung trên, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định rõ hơn về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết Hợp đồng lao động.

Cụ thể, Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho Người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

Mặt khác, Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản, riêng công việc tạm thời có thời hạn dưới 01 tháng, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Như vậy, việc ký hợp đồng lao động với người lao động sau khi kết thúc thời gian thử việc, mà người lao động Đạt yêu cầu, là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động.

Theo điểm d khoản 2 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

6. DOANH NGHIỆP KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG - NGƯỜI LAO ĐỘNG THIỆT “TRĂM BỀ”

Khi không được doanh nghiệp ký Hợp đồng lao động, Người lao động sẽ không được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của Bộ luật Lao động. Đặc biệt, do không có hợp đồng ràng buộc, doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Người lao động bất cứ lúc nào mà không cần có các căn cứ theo Điều 36 Bộ Luật lao động.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người làm việc theo Hợp đồng lao động. Do đó, nếu như doanh nghiệp không ký Hợp đồng lao động, đương nhiên Người lao động sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội, không được hưởng các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất…

7. LÀM GÌ KHI DOANH NGHIỆP KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?

Trước tiên, Người lao động có thể đề nghị doanh nghiệp ký Hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo đúng quy định. Nếu doanh nghiệp vẫn không thực hiện ký hợp đồng, Người lao động có quyền khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Việc khiếu nại được thực hiện theo các hình thức như: Gửi đơn khiếu nại và khiếu nại trực tiếp. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người lao động biết được hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

Trên đây là hướng dẫn Người lao động cách xử lý trong trường hợp Công ty không ký Hợp đồng lao động. Nếu bạn cần một hướng dẫn cụ thể hơn hoặc đã làm theo hướng dẫn mà không được giải quyết, vui lòng liên hệ ngay với các đơn vị tư vấn pháp luật để được hỗ trợ kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Các tin tức khác

Contact Us

©2020 by Goasone